3 loại cây này đều rất dễ trồng, do đó nếu muốn chúng ta có thể dễ dàng trồng trong gia đình (kể cả ở thành phố) để lưu giữ làm thuốc an toàn và hiệu quả cho những bệnh hay gặp mà không cần dùng đến thuốc tây.

Cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi là cây cỏ hoang có rất nhiều ở ruộng đồng các vùng nông thôn Việt Nam. Xưa kia, ngoài tác dụng dùng làm thức ăn cho lợn loại cây này thường bị nhổ bỏ vì mọc lấn át các loại hoa màu khác.

Vậy nhưng hiện nay khi biết được tác dụng của nhọ nồi, không ít gia đình ở thành phố đã gây trồng trong nhà làm thuốc chữa bệnh dự phòng vì nó có tác dụng rất hiệu quả với nhiều bệnh thường gặp. Đơn giản nhất có thể kể đến là:

Đều trị bệnh sốt phát ban: Sử dụng 60gam nhọ nồi sắc với 250ml, thực hiện mỗi ngày 1 thang. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày sốt phát ban sẽ được điều trị dứt điểm.

Cầm máu vết thương: Chất tanin trong cỏ mực có tác dụng làm tăng tốc độ đông máu do đó nó được dùng để cầm máu rất hiệu quả. Nếu bạn bị thương, vết thương chảy máu nhiều chỉ cần một nắm lá cây nhọ nồi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên vết thương.

Dùng hạ sốt cho trẻ em: Lấy lá nhọ nồi (cả thân cũng được nhưng bỏ hoa và rễ) rửa sạch, cho vào cối sạch hoặc máy xay giã nát. Sau đó lọc kỹ lấy nước (có thể thêm một chút đường) cho bé uống. Đối với bé bị viêm họng thì mọi người nên cho thêm một chút muối trắng để giúp giảm ho, giảm viêm họng cho bé. Mỗi lần cho bé uống khoảng 50ml. Uống làm 2 -3 lần trong ngày. Bã nhọ nồi mọi người có thể cho vào khăn sạch đắp trán cho bé. Đối với bé dưới 1 tuổi, mọi người có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống.

Ngoài ra kết hợp cây nhọ nồi với các loại thảo dược khác sẽ giúp điều trị rất nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp khác như: Chữa viêm họng, mề đay, sốt cao, chảy máu dạ dày; tiểu ra máu…

Cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc còn có tên gọi là cây cứt lợn hay cây cỏ hôi, cũng là một loại cây dại mọc hoang rất nhiều ở khắp mọi nơi có đất trống đặc biệt là vùng núi và nông thôn.

Giống cây này rất dễ sống, có thể mọc trên tất cả các loại đất, có nơi chúng mọc cả cánh đồng lại có mùi hăng hắc, cay cay như không khí đám ma nên bị dân gian xưa ít người để ý đến, thậm chí còn tìm cách phá bỏ.

Tuy nhiên, ngày nay, loại cây này nổi tiếng là bài thuốc trị viêm xoang (căn bệnh khá phổ biến ở nước ta) hiệu quả, là cứu cánh cho rất nhiều người Việt. Bên cạnh đó còn nhiều bệnh quen thuộc khác có thể được điều trị hiệu quả với cây hoa cứt lợn:

Trị viêm xoang:

Hái một ít cỏ hôi tươi, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, hãy giã nát để vắt cho ra nước, dùng tăm bông nhúng vào chất nước này rồi nhẹ nhàng nhét vào bên lỗ mũi bị đau trong vòng 15 phút. Rút từ từ tăm bông ra để cho chất nhầy và mủ bên trong xoang mũi chảy ra ngoài, sau đó xì mũi một cách nhẹ nhàng…

Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa, tắm hằng ngày…
Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu.

Thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp: Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Ngày thay băng một lần. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương.

Trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày.

Cây Sài đất

Sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy….

Cây sài đất là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy. Thân màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ. Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt. Cụm hoa hình đầu, cánh hoa màu vàng tươi. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh trong cả nước.

Một số bài thuốc từ sài đất:

Sài đất giải độc, chữa mụn nhọt: Để chữa viêm nhiễm phần mềm, đầu đinh, áp-xe, lấy sài đất tươi giã nát, đắp lên vùng tổn thương.

Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.

Bên cạnh đó, Sài đất kết hợp với các dược liệu khác như bồ công anh, kim ngân hoa, cam thảo đất… cũng là bài thuốc rất hiệu quả trị viêm cơ, viêm tuyến vú, viêm bàng quang, viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, ung thư môn vị…..

Cách trồng cây sài đất rất đơn giản: Cắt thân sài đất thành từng đoạn dài 20 – 30cm, vùi 2/3 xuống đất, sau 15 – 20 ngày cây sẽ mọc tốt.