Các tình trạng như vô lăng ôtô bị nặng, tay lái trả chậm, tệ nhất là xe không tự trả lái gây nhiều bất tiện cho người điều khiển xe. Theo đó, có 5 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này, chủ phương tiện cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.
5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe không tự trả lái
Có 5 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe không tự trả lái, tay lái bị rung hoặc khả năng đánh lái kém nhạy bén.
Áp suất lốp không đảm bảo
Áp suất lốp thấp hơn thông số tiêu chuẩn sẽ tạo ra ma sát lớn giữa lốp và mặt đường, vô lăng xe nặng hơn, trả lái chậm. Ngoài ra, khi lốp non hơi hoặc lốp bị mòn cũng khiến vô lăng không thể tự trả lái, gây bất tiện cho người điều khiển.
Thước lái “lão hóa”
Thước lái là bộ phận liên kết giữa vô lăng và bánh trước, giúp người lái điều khiển xe theo hướng mong muốn. Trường hợp thước lái gặp vấn đề, hư hỏng vô lăng sẽ có hiện tượng như vô lăng nặng và trả lái chậm. Theo đó, các bộ phận này có thể bị mòn sau thời gian hoạt động, làm cho vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi động.
Thước lái hoạt động không tốt nguyên nhân có thể gây rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực và bộ phận khởi động. Hoặc cũng có thể do các bộ phận khác trong hệ thống lái bị mòn, thậm chí thước lái đã bị hỏng.
Bơm trợ lực gặp vấn đề
Bơm trợ lực đóng vai trò quan trọng trong việc tạo áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu bơm trợ lực bị hỏng hoặc ngừng hoạt động hay người lái thấy khó bẻ lái, vô lăng nặng hơn bình thường thì nguyên nhân có thể do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái. Điều này có thể khiến vô lăng ngừng hoạt động.
Thiếu dầu trợ lực
Chủ phương tiện kiểm tra lượng dầu trong bình, nếu xy lanh của bình chứa dầu trợ lực tay lái được làm bằng chất liệu nhựa trong, mờ sẽ có thể dễ dàng quan sát mức dầu còn lại bên trong bình.
Nhưng nếu xy lanh bình chứa làm bằng kim loại hoặc nhựa đục, chủ phương tiện có thể sử dụng que để thăm dầu (đa phần trên nắp bình dầu trợ lực lái đều được nhà sản xuất đính kèm sẵn que thăm dầu).
Cách khắc phục tình trạng xe không tự trả lái
Đối với việc xe không tự trả lái, chủ xe cần xác định đúng nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp và tiết kiệm chi phí.
Kiểm tra áp suất lốp đều đặn
Khi lốp bị xì, hết hơi hay áp suất lốp ở mức thấp, chủ phương tiện nên tiến hành bơm căng theo chỉ số PSI được khuyến nghị của nhà sản xuất với khoảng từ 20 – 40 Psi, phổ biến nhất là khoảng 30 Psi. Hiện nay nhiều mẫu xe được trang bị cảm biến áp suất lốp, giúp đo lường, kiểm soát nhiệt độ và áp suất bên trong lốp xe, đảm bảo an toàn cho xe và người lái.
Kiểm tra thước lái định kỳ
Dầu trợ lực rất cần thiết cho hoạt động của toàn bộ hệ thống xe, hầu hết các vấn đề về trợ lực lái đều do các nguyên nhân dầu rò rỉ hoặc mức dầu thấp. Vì vậy, chủ phương tiện cần xem bảng hiển thị dầu trợ lực, nếu thiếu chủ xe cần thay dầu mới.
Người lái khi có cảm giác cân bằng xe khó khăn, khi đánh vô lăng sang phải hoặc trái nhưng bánh xe vẫn không chuyển hướng nhanh, cần đưa xe đến gara để kiểm tra cân chỉnh. Việc bảo quản, cân chỉnh, sửa thước lái cần thực hiện định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời những hỏng hóc, sự cố xảy ra.
Kiểm tra bơm trợ lực
Thông thường, sau thời gian sử dụng, bơm trợ lực sẽ bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc quá cũ, chủ xe chỉ cần kiểm tra và khắc phục bằng cách thay mới các bộ phận kể trên.
Trong trường hợp xe không tự trả lái chỉ do những nguyên nhân cơ bản chủ xe có thể tự khắc phục bằng cách hàn gia công lại nếu nắp thân bơm trợ lực bị nứt vỡ; dùng dụng cụ chuyên dụng để nắn lại nếu trục bơm bị cong, vênh; thay mới nếu lò xo hoạt động kém; thay mới nếu Puly nứt vỡ; mài rà lại bằng bột ra mịn trên bàn map nếu van bị mài mòn…