Ở Phú Thọ có một làng nghề rất đặc biệt, đây là nơi cung cấp những quả trứng li ti, người ta mua về ấp nở ra loại đặc sản đại bổ giúp tăng cường sinh lực cón quý hơn cả sâm nhung. Giá của loại trứng li ti này cũng rất khủng lên tới vài triệu đồng/kg.
Xã Đồng Lương (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) là nơi giữ bí quyết nghề sản xuất trứng tằm sắn. Loại trứng li ti này đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân địa phương, nhiều hộ trong xã vươn lên làm giàu.
Người nổi tiếng với nghề sản xuất trứng tằm lá sắn là ông Trương Hữu Trí. Ông cũng là Trưởng làng nghề sản xuất trứng tằm lá sắn Thống Nhất.
Vốn là người gắn bó với nghề sản xuất tằm trứng từ lâu, nhận thấy địa phương thích hợp với việc phát triển nghề này, ông đã học hỏi kỹ thuật nuôi tằm trứng từ nhiều địa phương và quyết tâm gắn bó với nghề.
Để có những con giống tốt đáp ứng được yêu cầu, ông thường tới một số tỉnh như: Sơn La, Yên Bái, Điện Biên để có được nguồn giống đảm bảo.
Theo ông Trí, muốn trứng tằm có tỷ lệ nở cao và đồng đều, việc ấp trứng trước khi nở cần thực hiện đảm bảo kỹ thuật, trong đó nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng khi ấp trứng đóng vai trò quyết định đến tỷ lệ trứng tằm nở cao, tập trung nên ông đã mạnh dạn đầu tư hệ thống điều hòa nhiệt độ và phun sương tạo độ ẩm cho con giống phát triển. Nhờ nắm vững kỹ thuật nên việc nuôi tằm trứng của gia đình ông diễn ra ổn định quanh năm từ tháng 3 – 11 âm lịch.
Trung bình mỗi năm, gia đình ông nuôi khoảng trên 120 tấn kén tằm. Với mức giá trung bình 120 triệu/tạ trứng tằm và 80 triệu/tấn vỏ kén, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu được khoảng 700 triệu/năm từ tiền bán trứng tằm và kén tằm, tạo công ăn việc làm cho từ 5 – 10 lao động địa phương với mức lương ổn định từ 4 – 5 triệu đồng/tháng.
Từ khi được UBND tỉnh công nhận làng nghề năm 2018, gia đình ông tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi tằm trứng, đồng thời hướng dẫn và giúp đỡ bà con trong xã cùng phát triển duy trì nghề này.
Việc phát triển nghề sản xuất trứng tằm ở Đồng Lương đã và đang giúp 26 hộ trong làng nghề, trong đó có gia đình ông Trí vươn lên làm giàu, phát triển kinh tế ở địa phương.
Cũng từ làng nghề sản xuất trứng tằm sắn tạo nguồn giống để nghề nuôi tằm ăn lá sắn phát triển tại nhiều tỉnh thành cả nước.
Khác với tằm lá dâu thân hình bé nhỏ nhẵn nhụi, tằm lá sắn có kích cỡ lớn hơn khoảng bằng ngón tay của người lớn, gai góc tua tủa chạy thành hàng từ đầu xuống chân.
So với tằm lá dâu thì tằm lá sắn mang lại hiệu quả cao bởi lá sắn – thức ăn cho tằm dễ tìm kiếm, giá rẻ, con tằm dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, không mất nhiều thời gian chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, ít dịch bệnɦ. Mọi thành phẩm từ con tằm đều có thể tận dụng được, tằm lười là những con tằm ít tơ hoặc không cuốn kén được nhặt riêng làm thực phẩm, còn lại được cho cuốn kém lấy tơ bán, khi thành nhộng tiếp tục được sử dụng làm thực phẩm, con ngài đã đẻ trứng lại dùng làm thức ăn cho gà, cá và các vật nuôi khác. Một năm người dân có thể nuôi 6 lứa tằm theo mùa lá sắn, khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng 10 hàng năm.
Gần đây người tiêu dùng còn cho rằng tằm sắn có tác dụng tăng cường sinh lực công hiệu hơn cả sâm nhung, bởi vậy càng có nhiều người sử dụng tằm sắn làm món ăn bổ dưỡng, các nhà hàng cũng đưa vào thực đơn món ăn này. Giúp các hộ nuôi tằm sắn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.